Mái nhà bị dột luôn là nỗi lo của rất nhiều gia chủ, đặc biệt là những ngày mưa, giông bão. Giải pháp khắc phục tình trạng này chính là sử dụng keo dán chống dột. Dưới đây là top ba loại keo chống dột phổ biến nhất hiện nay.
Top 3 loại keo chống dột mái nhà phổ biến nhất hiện nay
-
1. Các trường hợp cần dùng keo chống dột mái nhà chuyên dụng
Trước khi tìm hiểu các loại keo chống dột mái nhà chuyên dụng, bạn cần nhận biết các trường hợp cần sử dụng loại keo dán chống dột, cụ thể trong những trường hợp sau:
– Sử dụng keo dán chống dột mái nhà để trám bít vết nứt trên bề mặt trần mái nhà bê tông.
– Keo chống thấm dột mái nhà dùng để chống thấm khe nứt trên bề mặt tường nhà.
– Dùng keo chống dột mái nhà để chống thấm vết nứt mái, mối bắt vít bị hoen gỉ, xử lý mối hở, điểm tiếp giáp mái tôn.
– Dán các khe nứt sàn gỗ, cửa sổ,…
– Sử dụng keo chống dột mái nhà để xử lý các mối hở của thanh sắt hoặc các kim loại.
– Hoặc có thể dùng keo chống dột mái nhà trong một số trường hợp khác…
Các trường hợp cần dùng keo chống dột mái nhà chuyên dụng
-
2. Top 3 loại keo chống dột mái nhà phổ biến nhất hiện nay
-
2.1 Keo chống dột mái có độ đàn hồi
Keo chống dột mái nhà có độ đàn hồi là sản phẩm với thành phần biến tính sẽ không chứa dung môi hay là silicon, sản phẩm có khả năng chịu đựng được thời tiết khắc nghiệt, đồng thời có khả năng chống lại tia UV.
Điểm mạnh của keo dán chống dột mái nhà này là bám dính tốt nên sản phẩm có thể bám dính được trên hầu hết các bề mặt khi thi công. Sau khi trám keo chống dột, các bạn có thể sơn lót mà không bị lộ mối dán keo.
Đây là một trong những loại keo chống dột mái nhà hiệu quả bậc nhất hiện nay mà thợ chống thấm chuyên nghiệp thường dùng.
Keo chống dột mái nhà có độ đàn hồi là sản phẩm với thành phần biến tính sẽ không chứa dung môi hay là silicon
Ứng dụng của sản phẩm: Chuyên dùng để chống thấm mối nối bê tông, khe tường nhà, trám các khe hở của tôn lợp mái, vành đai cửa, kim loại, …
-
2.2 Keo chống dột hợp chất
Keo chống dột này có dạng lỏng, gốc nhựa copolymer, đồng thời có chứa dung môi. Keo dán chống dột mái nhà này có tính bám dính và độ che phủ các vết nứt hiệu quả.
Sau khi thi công keo chống dột này sẽ hình thành một lớp chống thấm đàn hồi có độ bền cao giúp chống thấm hiệu quả theo thời gian.
Keo chống dột này có đặc điểm nổi trội như: Thi công dễ dàng bằng chổi quét, máy phun hoặc con lăn. Chịu được va đập, chống mài mòn. Bám dính tốt trên các bề mặt và mặt nền. Thời gian khô hoàn toàn là trên 7 ngày.
Keo dán chống dột mái nhà này có tính bám dính và độ che phủ các vết nứt hiệu quả
Ứng dụng của keo chống dột mái nhà: Phù hợp chống thấm dột cho các bề mặt nằm ngang, hoặc đứng cụ thể như: ban công, sàn mái, nhà vệ sinh, bể bơi, bể chứa hóa chất, tường ngoài, vách tầng hầm, hố pít thang máy….
-
2.3 Keo chống dột Silicon
Keo silicon chống dột hiện nay cũng là vật liệu chống dột được nhiều thợ chuyên nghiệp sử dụng. Sản phẩm được sản xuất từ Silicon nguyên sinh kết hợp phụ gia cùng với thành phần khác là chất xúc tác.
Keo chống dột tốt nhất hiện nay này có thể tồn tại ở dạng lỏng có khả năng đóng rắn lại khi tiếp xúc với hơi nước và độ ẩm ở môi trường phù hợp.
Đặc điểm của keo chống dột Silicon: Không bị hòa tan trong nước. Chịu được nhiệt độ cao. Khả năng chống ăn mòn tốt. Không làm ố màu, hoen màu. Độ bền vững chắc. Khả năng đàn hồi tốt. Bám dính trên nhiều bề mặt. Không làm biến dạng, hư hại bề mặt.
Keo silicon chống dột hiện nay cũng là vật liệu chống dột được nhiều thợ chuyên nghiệp sử dụng
Ứng dụng của keo chống dột Silicon: Trám bít kín những khe hở, khe nứt của mái tôn, mái ngói, xi măng…. Đặc biệt keo chống dột silicon được dùng nhiều trong xử lý chống thấm tường nhà và trần nhà bị nứt cũng như chống dột mái tôn hiệu quả.
Thông thường thợ chống dột mái nhà chuyên nghiệp sẽ sử dụng dòng keo chống dột này.
-
3. Top 3 loại keo chống thấm mái nhà phổ biến nhất hiện nay
Ngoài những loại keo chống dột mái nhà kể trên, chúng ta có thể kể đến dòng keo chống thấm để bảo vệ hiệu quả mái nhà bạn.
-
3.1 Keo chống thấm RTV
Đây là một dạng keo chống thấm mái nhà Silicone một thành phần, sản phẩm có khả năng tự lưu hóa ở nhiệt độ phòng. Sản phẩm có thể đông cứng ngay khi tiếp xúc với hơi nước có trong không khí.
Chính đặc điểm này lại khá bất tiện khi thi công ngoài môi trường vì người thợ thi công phải tiến hành thật nhanh, chính xác mới đảm bảo chất lượng công trình. Đổi lại, khi dùng keo chống thấm RTV thì độ bền công trình và chất lượng chống thấm lại rất cao.
Keo chống thấm RTV mang đến độ bền công trình và chất lượng chống thấm lại rất cao
-
3.2 Keo chống thấm Acrylic
Loại keo chống thấm Acrylic là vật liệu tổng hợp từ nhựa Acrylic Polyme. Đặc điểm của dòng sản phẩm keo chống thấm mái nhà này là khả năng kết dính tốt trên nhiều chất liệu.
Đồng thời là thời gian khô cứng phụ thuộc vào nhiệt độ cũng như độ ẩm không khí khi thi công. Môi trường thi công ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thi công chống thấm. Ứng dụng của keo chống thấm Acrylic là bít khe hở cửa, trần nhà, móng nhà, trám vết nứt tường nhà,…
Keo chống thấm Acrylic với khả năng kết dính tốt trên nhiều chất liệu
-
3.3 Keo chống thấm Polyurethane
Vật liệu chống thấm Polyurethane cũng là lựa chọn hàng đầu hiện nay của nhiều thợ thi công chống thấm chuyên nghiệp.
Vật liệu chống thấm Polyurethane với khả năng chịu ăn mòn cực tốt và chịu được nhiệt độ cao
Sản phẩm được sản xuất dựa trên phản ứng giữa Glycol và Isocyanate tạo ra hợp chất hữu cơ với nhiều tính năng ưu việt như: Chống ẩm cao, khả năng chịu ăn mòn cực tốt, khả năng đàn hồi co giãn tốt, chịu được nhiệt độ cao, chịu được tia UV, không kén bề mặt bám dính.