Phần lớn các công trình xây dựng hiện nay đều sử dụng bể phốt 3 ngăn để làm nơi xử lý nước thải sinh hoạt. Loại bể này có nhiều ưu điểm như hiệu suất xử lý ổn định, thời gian sử dụng lâu dài, ít bị hư hỏng. Vậy cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể phốt 3 ngăn như thế nào? Theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!
1. Cấu tạo của bể phốt 3 ngăn
Kết cấu của bể phốt 3 ngăn khá đơn giản, bao gồm:
Ngăn chứa: Là nơi chứa các chất thải từ sinh hoạt. Khi xả nước, chất thải sẽ theo đường ống xuống ngăn chứa và đợi các vi sinh vật phân hủy thành bùn. Thông thường, ngăn chứa có diện tích khá lớn, chiếm đến 1/2 tổng diện tích của bể. Một số nơi còn thiết kế diện tích ngăn chứa bằng với 2 ngăn còn lại.
Ngăn lọc: Chất thải sau khi được xử lý ở ngăn chứa sẽ chuyển đến ngăn lọc. Các chất thải lơ lửng sẽ được lọc ra ở ngăn này.
Ngăn lắng: Là ngăn chứa các chất thải không thể phân hủy như nhựa, tóc… Phần phía trên của ngăn lắng là nước trong được đưa ra ngoài.
Sơ đồ cấu tạo của bể phốt 3 ngăn
2. Nguyên lý hoạt động của bể phốt 3 ngăn
Về cơ bản, sau khi xả nước, chất thải (chất xơ, chất đạm, chất béo,… có trong nước tiểu và phân) sẽ theo đường ống dẫn xuống ngăn chứa và được phân hủy bởi các vi khuẩn kỵ khí. Trải qua quá trình phân hủy liên tục thì chất thải sẽ trở thành bùn và lắng xuống đáy bể. Lúc này mùi hôi của chất thải cũng được giảm bớt và không còn nhiều như khi chưa xử lý.
Các chất không tan như kim loại, tóc, nhựa… được chuyển sang ngăn lắng và đọng lại phía dưới, sau một thời gian sẽ chảy ra ngoài hoặc hóa thành chất khí như CH4, CO2, NH3 nếu gặp điều kiện thích hợp (phụ thuộc ở nhiệt độ, lưu lượng dòng nước thải, thời gian lưu nước, tải trọng chất thải, cấu tạo và vi khuẩn có trong bể).
Còn lại các chất lơ lửng trong nước ở bể lọc sẽ được chờ lắng cho đến khi đầy trước khi chảy ra bên ngoài.
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bể phốt 3 ngăn (Ảnh minh họa)
>>> Xem thêm: Xây tường gạch 2 lớp có tốt không? Khi nào nên xây tường gạch 2 lớp
3. Các loại bể phốt 3 ngăn thông dụng
Bể phốt 3 ngăn xây bằng gạch
Đối với bể phốt 3 ngăn xây bằng gạch, tường đôi cần có độ dày thấp nhất là 220mm. Gạch xây bể phải là gạch đặc mác 75, vữa xi măng cát vàng M75. Mạch vữa khi xây phải no, dày và đều nhau, được miết kỹ trong quá trình thi công để tránh tình trạng hở mạch hoặc nứt tường bể sau một thời gian sử dụng.
Bên cạnh đó, mặt ngoài và mặt trong của bể phải được trát vữa xi măng cát vàng mác 75, dày 20mm. Trong đó 10mm lớp đầu có khía bay, 10mm lớp ngoài miết kỹ vữa khi trát. Sau đó thực hiện trát lớp xi măng nguyên chất để chống thấm cho toàn bộ bể.
Bể phốt 3 ngăn xây bằng gạch
Ngoài ra, tại các góc bể (giữa thành với thành bể và giữa thành với đáy bể) phải trát nguýt góc. Đặt các tấm lưới thép có kích thước 10x10mm để chống nứt và chống thấm vào các lớp vữa trong khi trát mặt tường bể. Nếu mực nước ngầm quá cao thì phải chèn thêm một lớp đất sét với độ dày tối thiểu là 100mm.
Bể phốt 3 ngăn xây bằng bê tông cốt thép đúc sẵn toàn khối
Đối với bể phốt 3 ngăn được xây bằng bê tông cốt thép đúc sẵn toàn khối, bạn chỉ cần lựa chọn bê tông cốt thép mác tiêu chuẩn 200. Ngoài ra, cần lưu ý đến vị trí lắp đặt bể phốt cũng như các đầu nối đường ống qua bể để ngăn tình trạng rỉ nước ra ngoài. Tại vị trí nắp bể, ống dẫn truyền các ngăn và ống dẫn nước ra ngoài cần phải giăng kín và thiết kế bằng cao su chịu nhiệt và chịu lực.
>>> Xem thêm: Bê tông cốt sợi thủy tinh là gì? Ứng dụng của bê tông cốt sợi thủy tinh trong thiết kế hiện đại
Bể phốt 3 ngăn xây bằng bê tông đúc liền khối
Cách đặt ống nước vào và ra giữa các ngăn bể như sau:
– Ống dẫn nước ra vào giữa các ngăn phải được đặt so le nhau.
– Ống nước nên đặt nằm ngang với độ dốc vừa phải, chiều dài tối đa là 12m.
– Ống dẫn phân nên được lắp bằng ống chữ T, đường kính ít nhất là 100mm. Đầu trên của ống cao hơn mặt nước, đầu dưới cách mặt nước 400mm để tránh lớp váng trên mặt bể.
– Ống dẫn thông giữa các ngăn phải là loại ống dẫn cút chữ L với kích thước tối thiểu là 200x200mm.
-
4. Lưu ý khi thiết kế và thi công bể phốt 3 ngăn
Trong quá trình xây bể phốt 3 ngăn, để đảm bảo kết cấu bể hoạt động ổn định và tốt nhất thì cần lưu ý một số điều sau:
– Chú ý lượng chất thải đổ xuống hàng ngày, nếu lượng chất thải nằm trong khoảng 10m3 đến 20m3 thì mới làm bể phốt 3 ngăn.
– Độ sâu tính từ đáy bể đến mặt nước không được thấp hơn 1,2m.
– Chiều rộng thấp nhất của bể là 0,7m. Nếu thiết kế theo hình chữ nhật thì tỷ lệ chiều dài, chiều rộng là 3:1.
– Đáy bể phốt 3 ngăn nên đổ tấm đan bê tông cốt thép mác 200, nền có độ dày tối thiểu là 150mm.
– Nên sử dụng gạch lỗ nhỏ hoặc bê tông cốt thép được đúc sẵn hay được chế tạo bằng vật liệu composite, hdpe để đảm bảo độ bền cũng như độ ổn định trong quá trình sử dụng.
>>> Xem thêm: Quy trình thi công nhà khung thép như thế nào? Các hạng mục chi phí ra sao?
Cần nắm vững các tiêu chuẩn cơ bản trước khi tiến hành xây bể phốt 3 ngăn
Xây dựng bể phốt 3 ngăn không quá khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận trong từng công đoạn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể phốt 3 ngăn, giúp cho quá trình thiết kế và thi công bể diễn ra suôn sẻ, đảm bảo chất lượng.